Trong giao tiếp hằng ngày, từ chối là một kỹ năng rất quan trọng để thể hiện sự tôn trọng đối với người đề nghị. Không hẳn lúc nào, sự tôn trọng đối với người khác là luôn đồng ý với những ý kiến mà người khác đưa ra. Bạn cần biết lúc nào nên đồng ý, lúc nào là không và đó cũng là cả một nghệ thuật khi từ chối lời đề nghị của một ai đó.
Người Việt Nam chúng ta nói chung thường sống tình cảm. Cách giải quyết công việc hay trong giao tiếp hàng ngày cũng thường bị tình cảm chi phối rất nhiều. Có những lúc bạn phải gượng ép chấp nhận một điều kiện mà bạn không muốn đơn giản vì bạn đã từng mang ơn họ. Nhưng đó có thể là một thói quen không tốt, vì có thể mang lại những kết quả xấu, hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến những người xung quanh.
Đối với sinh viên, có những việc khiến bạn khó có thể nói “không” một cách nhanh chóng và dứt khoát như: bạn bè đề nghị mượn tiền, ai đó rủ bạn đi chơi những chỗ xa hoa, hay là nhậu nhẹt trong khi kì thi đang đến gần. Đó là những công việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng không hề đơn giản tí nào cả, đặc biệt là nói lời từ chối với những người có mối quan hệ thân thiết. Nếu như từ chối không đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến tình cảm sau này.
Sau đây là một số mẹo vặt giúp bạn xác định có nên từ chối lời đề nghị của một ai đó hay không:
- Hãy suy nghĩ thật kĩ đến mối quan hệ của bạn với những người đó, và lời từ chối của bạn sẽ làm ảnh hưởng thế nào đến họ. Đó là một điều thực sự khiến bạn phải đau đầu, nghe những lời dị nghị từ người khác và nó có thể khiến bạn bị stress nặng. Bạn có thể từ chối một cách khéo léo nếu như mối quan hệ đó không đến mức quá thân thiết.
- Nếu bạn không biết thì hãy từ chối. Bạn có thể nhận rất nhiều yêu cầu về những vấn đề mà bạn biết trong một ngày. Và để giải quyết những vấn đề đó, bạn không thể xử lý xong trong một khoảng thời gian ngắn. Khả năng của bạn đến đâu thì hãy xem xét để từ chối hay không. Đừng cố gắng thể hiện mình là một người quá tài giỏi để rồi hối hận vì phải gách vác thêm nhiều việc ngoài khả năng của mình.
- Nếu bạn không muốn thực hiện thì hãy từ chối một cách khéo léo. Hãy chân thành và xin lỗi nếu bạn không thể giúp họ, đồng thời tỏ ra bạn luôn lắng nghe, nhưng vì "lực bất tòng tâm". Họ sẽ không trách nếu bạn thể sự hiện chân thành và tôn trọng.
- Tùy vào trường hợp, nếu bạn cảm thấy không tốt thì hãy từ chối ngay lúc đó. Đừng nên trì hoãn để họ mất lòng tin vào bạn, như vậy sẽ không tốt.
- Đừng nên nói không một cách ngay lập tức mà hãy thể hiện sự tôn trọng, suy nghĩ rồi hãy từ chối một cách khéo léo, kèm theo lý do hợp lý.
- Nên gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại để tránh hiểu lầm. Nếu không, bạn có thể bị đánh giá thấp vì họ hiểu là bạn coi thường họ. Gặp nhau trực tiếp là cách tốt để có thể hiểu nhau hơn, không bị "tam sao thất bổn".
- Cũng vẫn từ chối, nhưng thay vì nói "không", bạn hãy dùng cách nói sao cho "nhẹ nhàng" hơn như "Tôi hiểu rằng...", "Tôi không thể, vì...". Và nên tránh "cướp lời", lắng nghe và gật đầu để thể hiện sự cảm thông.
- Nếu đối phương không chấp nhận lời từ chối, hãy bình tĩnh trước vẻ tức giận và thất vọng của họ, chú ý những gì họ nói ngoại trừ những từ ngữ không đẹp của họ. Đừng "nhiễm" cơn nóng của họ hoặc đừng "đổ thêm dầu vào lửa".
- Biết rằng không dễ từ chối, nhưng trước khi từ chối, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ và hiểu sự ảnh hưởng đối với họ khi bạn từ chối. Khi họ nhận thấy bạn vẫn quan tâm và cảm thông, họ sẽ dễ chấp nhận lời từ chối của bạn hơn.
Người Việt Nam chúng ta nói chung thường sống tình cảm. Cách giải quyết công việc hay trong giao tiếp hàng ngày cũng thường bị tình cảm chi phối rất nhiều. Có những lúc bạn phải gượng ép chấp nhận một điều kiện mà bạn không muốn đơn giản vì bạn đã từng mang ơn họ. Nhưng đó có thể là một thói quen không tốt, vì có thể mang lại những kết quả xấu, hoặc gây ảnh hưởng không tốt đến những người xung quanh.
Đối với sinh viên, có những việc khiến bạn khó có thể nói “không” một cách nhanh chóng và dứt khoát như: bạn bè đề nghị mượn tiền, ai đó rủ bạn đi chơi những chỗ xa hoa, hay là nhậu nhẹt trong khi kì thi đang đến gần. Đó là những công việc tưởng chừng như rất đơn giản nhưng không hề đơn giản tí nào cả, đặc biệt là nói lời từ chối với những người có mối quan hệ thân thiết. Nếu như từ chối không đúng cách thì có thể ảnh hưởng đến tình cảm sau này.
- Hãy suy nghĩ thật kĩ đến mối quan hệ của bạn với những người đó, và lời từ chối của bạn sẽ làm ảnh hưởng thế nào đến họ. Đó là một điều thực sự khiến bạn phải đau đầu, nghe những lời dị nghị từ người khác và nó có thể khiến bạn bị stress nặng. Bạn có thể từ chối một cách khéo léo nếu như mối quan hệ đó không đến mức quá thân thiết.
- Nếu bạn không biết thì hãy từ chối. Bạn có thể nhận rất nhiều yêu cầu về những vấn đề mà bạn biết trong một ngày. Và để giải quyết những vấn đề đó, bạn không thể xử lý xong trong một khoảng thời gian ngắn. Khả năng của bạn đến đâu thì hãy xem xét để từ chối hay không. Đừng cố gắng thể hiện mình là một người quá tài giỏi để rồi hối hận vì phải gách vác thêm nhiều việc ngoài khả năng của mình.
- Nếu bạn không muốn thực hiện thì hãy từ chối một cách khéo léo. Hãy chân thành và xin lỗi nếu bạn không thể giúp họ, đồng thời tỏ ra bạn luôn lắng nghe, nhưng vì "lực bất tòng tâm". Họ sẽ không trách nếu bạn thể sự hiện chân thành và tôn trọng.
- Tùy vào trường hợp, nếu bạn cảm thấy không tốt thì hãy từ chối ngay lúc đó. Đừng nên trì hoãn để họ mất lòng tin vào bạn, như vậy sẽ không tốt.
- Đừng nên nói không một cách ngay lập tức mà hãy thể hiện sự tôn trọng, suy nghĩ rồi hãy từ chối một cách khéo léo, kèm theo lý do hợp lý.
- Nên gặp trực tiếp hoặc gọi điện thoại để tránh hiểu lầm. Nếu không, bạn có thể bị đánh giá thấp vì họ hiểu là bạn coi thường họ. Gặp nhau trực tiếp là cách tốt để có thể hiểu nhau hơn, không bị "tam sao thất bổn".
- Cũng vẫn từ chối, nhưng thay vì nói "không", bạn hãy dùng cách nói sao cho "nhẹ nhàng" hơn như "Tôi hiểu rằng...", "Tôi không thể, vì...". Và nên tránh "cướp lời", lắng nghe và gật đầu để thể hiện sự cảm thông.
- Nếu đối phương không chấp nhận lời từ chối, hãy bình tĩnh trước vẻ tức giận và thất vọng của họ, chú ý những gì họ nói ngoại trừ những từ ngữ không đẹp của họ. Đừng "nhiễm" cơn nóng của họ hoặc đừng "đổ thêm dầu vào lửa".
- Biết rằng không dễ từ chối, nhưng trước khi từ chối, hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ và hiểu sự ảnh hưởng đối với họ khi bạn từ chối. Khi họ nhận thấy bạn vẫn quan tâm và cảm thông, họ sẽ dễ chấp nhận lời từ chối của bạn hơn.