1. Nghiên cứu từ khóa là gì?
Nghiên cứu từ khóa là công việc quan trọng nhất của SEO nhằm tìm ra cụm từ khóa phổ biến mà người dùng sử dụng trên công cụ tìm kiếm search engine. Keyword Research là quá trình nghiên cứu và chọn lựa từ và cụm từ mà người dùng sẽ tìm kiếm liên quan trực tiếp đến: thông tin, sản phẩm, dịch vụ của bạn/doanh nghiệp.
Những lợi ích mà phân tích từ khóa mang lại:
Bước 1: Bạn hãy lập ra cho mình một danh sách những chủ đề liên quan dựa trên những hiểu biết về ngành, cũng như công việc kinh doanh của bạn.
Để bắt đầu quá trình nghiên cứu, hãy nghĩ tới những chủ đề lớn mà bạn muốn website mình được xếp hạng. Bạn hãy ưu tiên cho mình 5 – 10 chủ đề lớn, quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn, sau đó bạn sẽ sử dụng những chủ đề lớn này để lên ý tưởng từ khóa cụ thể trong những bước sau.
Nếu bạn là một blogger, những chủ đề lớn có thể là những thứ bạn thường hay viết hàng ngày. Hoặc có thể nó là những chủ đề mà bạn nghĩ ra để đẩy sale. Nhưng dù là gì đi nữa, hãy luôn nhớ những content bạn viết đều phục vụ chon nhu cầu của khách hàng – đâu là những topic mà họ muốn doanh nghiệp của bạn cung cấp? Nếu bạn là một công ty, giả sử là Hubspot, bạn đang bán những phần mềm marketing. Vậy những từ chủ đề lớn của bạn sẽ là “inbound marketing”, “blogging”, “email marketing”, “lead generation”, “SEO”, “social media”, “marketing analysis”, và “marketing automation”.
Bước 2: Điền từ khóa vào những chủ đề lớn của bạn.
Sau đã chọn ra 5 – 10 chủ đề lớn, công việc lên ý tưởng bài viết của bạn giờ đây sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Những cụm từ, hay từ khóa bạn nghĩ chúng sẽ quan trọng đối với việc xếp hạng của SERPs (search engine results pages), bởi lẽ khách hàng của bạn sẽ có nhu cầu tìm kiếm những từ khóa cụ thể , nên đừng bỏ qua bước này.
Ví dụ, nếu như bạn chọn ra một chủ đề lớn cho một công ty làm về phần mềm inbound marketing. Bạn sẽ nghĩ ra những từ khóa có nghĩa và liên quan để có thể mở rộng nghĩa của những chủ đề lớn đó . Chẳng hạn như:
marketing automation tools
how to use marketing automation software
what is marketing automation?
how to tell if I need marketing automation software
lead nurturing
email marketing automation
top automation tools
Mục tiêu của bước này chính là cho phép bạn lên những ý tưởng thô cho bộ từ khóa, bạn hãy cố gắng tạo ra nhiều nhiều từ khóa càng tốt, miễn sao bạn nghĩ chúng có tiềm năng đối với khách hàng của mình. Ở các bước sau chúng ta sẽ đi sâu hơn vào việc làm sao để “cô đọng” chúng thành những bộ từ khóa hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian hơn, bạn không cần tìm lập những từ khóa hoàn toàn mới mà bạn có thể dựa vào những từ khóa khách hàng đã tìm kiếm với website của bạn. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Analytics hay Hubspot’s Sources Tools. Các công cụ này sẽ giúp bạn phân tích lượng traffic về website sẽ nằm ở những chủ đề lớn nào, sau đó bạn có thể rẽ nhánh tiếp ở những chủ đề đó để tạo thêm từ khóa cho website của mình.
Bước 3: Tìm kiếm những từ khóa liên quan.
Bước này đòi hỏi bạn phải thật sáng tạo để nghĩ ra thật nhiều ý tưởng từ khóa. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy “bí”, bạn có thể dạo một vòng quanh Google để xem đâu là những từ khóa gắn thêm với chủ đề mà bạn tìm kiếm. Nếu bạn để ý kỹ hơn, bạn có thể kéo xuống phần gợi ý của Google để tìm thêm cho mình những ý tưởng từ khóa mới.
Nếu bạn không muốn dùng Google, bạn có thể sử dụng phần mềm keyword app của Hubspot cung cấp để nghiên cứu thêm.
Bước 4: Kết hợp giữa cụm từ ngắn, dài trong các chủ đề lớn.
Tới đây, có lẽ bạn sẽ thắc mắc về sự khác biệt giữa từ khóa ngắn (Headed terms) và từ khóa dài (Long-tail). Tuy nhiên, chúng cũng không có gì quá khó hiểu cả, cụm từ ngắn (Headed terms) là những cụm từ dài 1-3 chữ ngắn gọn và rõ ràng về nhu cầu. Còn cụm từ khóa dài (Long-tail keyword) thì ngược lại, chúng có độ dài hơn 3 chữ trở lên.
Và việc kết hợp những cụm từ khóa ngắn, dài khác nhau sẽ hỗ trợ bạn trong chiến lược SEO của mình, công việc của bạn phải cân bằng được chúng. Bởi lẽ, những cụm từ kháo ngắn thường được truy vấn nhiều hơn, vì thế mức độ cạnh tranh thứ hạn của loại từ khóa này sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với cụm từ khóa dài. Tại sao lại như thế? Bạn hãy tự mình so sánh 2 từ khóa dưới đây:
Viết blog
Làm sao để viết blog hay
Nếu câu trả lời của bạn là số 2, thì bạn hoàn toàn đúng. Nhưng hãy khoan bi quan với những cụm từ ngắn, theo lẽ thường thì bạn sẽ nhận nhiều traffic nhiều hơn với “blogging”. Tuy nhiên, lượng traffic đến từ “Làm sao để viết blog hay” lại giá trị hơn.
Vì sao ư?
Khi mà ai đó tìm thấy bạn với nhu cầu tìm kiếm cụ thể, nhu cầu của họ được thể hiện một cách chính xác ngay trong chính yêu cầu truy vấn của họ, nên khả năng họ có nhu cầu với sản phẩm của bạn cũng sẽ cao hơn rất nhiều so với những người truy vấn những từ khóa chung chung. Đó chính là sự lợi hại của cụm từ khóa dài.
Thế nên, bạn không cần phải quá “chăm chút” cho một loại từ khóa, mà hãy cố gắng dung hòa mật độ của chúng trong nội dung của mình. Đó sẽ là cách tốt nhất để bạn có thể tạo ra được bộ từ khóa SEO chiến lược dành cho website của mình.
Bước 5: Hãy dò xét xem đối thủ của bạn đang được xếp hạng như thế nào.
Khi nghiên cứu từ khóa của đối thủ, bạn sẽ thấy đối thủ có những từ khóa chiến lược mà bạn không có. Bạn không phải lo về điều này, bởi lẽ những từ khóa đó chưa chắc đã cần thiết với website và chiến lược SEO của bạn.
Nếu đối thủ đang đánh chiếm từ khóa trong danh sách của bạn, thì đó chính là điểm bạn cần phải cải thiện nếu như muốn vượt qua đối thủ. Tuy nhiên, cũng đừng bỏ qua những từ khóa mà đối thủ bạn không SEO, đó có thể là cơ hội tuyệt vời để website của bạn sỡ hữu những từ khóa quan trọng thu hút nhiều traffic về website.
Hiểu được việc cân bằng giữa các loại từ khóa với nhau là rất khó, nếu bạn thực hiện chúng một cách bài bản thì khả năng chiến lược SEO của bạn phát huy hiệu quả sẽ càng cao. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của bạn là tạo ra cho mình một bộ từ khóa thật “chất” để phục vụ cho chiến lược marketing của mình.
Làm sao để bạn có thể tìm ra được những từ khóa mà đối thủ bạn đang chiếm lĩnh? Ngoài việc, nghiên cứu “chay” bằng cách tìm hiểu qua Google xem được thứ hạn của “kẻ địch”, bạn có thể sử dụng công cụ SEMrush lấy một số report miễn phí về từ khóa dành cho website doanh nghiệp. Đây là cách nhanh nhất để bạn có thể đánh dấu được lãnh thổ của đối thủ trên bảng xếp hạng.
Bước 6: Sử dụng Google Keyword Planner để cô đọng bộ từ khóa của mình.
Sau 5 bước “cực khổ” để lên cho mình một bộ từ khóa, bây giờ nhiệm vụ của bạn là “tinh gọn” bộ từ khóa để nó trở thành tài sản quý giá của website bạn. Để thực hiện điều này, bạn cần phải sử dụng đến những công cụ định tính hóa tất cả những giả thiết của mình.
Công cụ đầu tiên mà bạn nên sử dụng là Keyword Planner, với công cụ này bạn có thể tìm được: lượng tìm kiếm, ước lượng traffic của từ khóa. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi xu hướng của từ khóa qua công cụ Google Trends. Nếu như từ khóa của bạn tìm có lưu lượng truy vấn thấp, điều này đồng nghĩa bạn sẽ không thể nào bỏ chúng vô chiến lược SEO. Tuy nhiên, nếu như Google Trends dự đoán về xu hướng tìm kiếm của nó sẽ tăng, thì bạn có thể cân nhắc đầu tư vào nó cho tương lai.
Kết Luận
Hy vọng, qua bài viết này bạn cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về việc bắt tay vào tạo cho mình một bộ từ khóa phù hợp với chiến lược SEO của website doanh nghiệp của mình. Nếu như bạn muốn nắm rõ tường tận quy trình bài bản tổng thể về SEO.
Nghiên cứu từ khóa là công việc quan trọng nhất của SEO nhằm tìm ra cụm từ khóa phổ biến mà người dùng sử dụng trên công cụ tìm kiếm search engine. Keyword Research là quá trình nghiên cứu và chọn lựa từ và cụm từ mà người dùng sẽ tìm kiếm liên quan trực tiếp đến: thông tin, sản phẩm, dịch vụ của bạn/doanh nghiệp.
Những lợi ích mà phân tích từ khóa mang lại:
- Giúp xác định và tối ưu nội dung/từ khóa cho việc nhắm đúng đối tượng mục tiêu.
- Thấu hiểu được nhu cầu của người dùng, hướng tới quá trình ra quyết định của người dùng
- Xác định từ khóa mục tiêu và các từ khóa bổ trợ cho từng trang
- Tập trung vào một chủ đề và cũng dễ dàng tìm ra/ khai phá thêm các chủ đề mới
Bước 1: Bạn hãy lập ra cho mình một danh sách những chủ đề liên quan dựa trên những hiểu biết về ngành, cũng như công việc kinh doanh của bạn.
Để bắt đầu quá trình nghiên cứu, hãy nghĩ tới những chủ đề lớn mà bạn muốn website mình được xếp hạng. Bạn hãy ưu tiên cho mình 5 – 10 chủ đề lớn, quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn, sau đó bạn sẽ sử dụng những chủ đề lớn này để lên ý tưởng từ khóa cụ thể trong những bước sau.
Nếu bạn là một blogger, những chủ đề lớn có thể là những thứ bạn thường hay viết hàng ngày. Hoặc có thể nó là những chủ đề mà bạn nghĩ ra để đẩy sale. Nhưng dù là gì đi nữa, hãy luôn nhớ những content bạn viết đều phục vụ chon nhu cầu của khách hàng – đâu là những topic mà họ muốn doanh nghiệp của bạn cung cấp? Nếu bạn là một công ty, giả sử là Hubspot, bạn đang bán những phần mềm marketing. Vậy những từ chủ đề lớn của bạn sẽ là “inbound marketing”, “blogging”, “email marketing”, “lead generation”, “SEO”, “social media”, “marketing analysis”, và “marketing automation”.
Bước 2: Điền từ khóa vào những chủ đề lớn của bạn.
Sau đã chọn ra 5 – 10 chủ đề lớn, công việc lên ý tưởng bài viết của bạn giờ đây sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Những cụm từ, hay từ khóa bạn nghĩ chúng sẽ quan trọng đối với việc xếp hạng của SERPs (search engine results pages), bởi lẽ khách hàng của bạn sẽ có nhu cầu tìm kiếm những từ khóa cụ thể , nên đừng bỏ qua bước này.
Ví dụ, nếu như bạn chọn ra một chủ đề lớn cho một công ty làm về phần mềm inbound marketing. Bạn sẽ nghĩ ra những từ khóa có nghĩa và liên quan để có thể mở rộng nghĩa của những chủ đề lớn đó . Chẳng hạn như:
marketing automation tools
how to use marketing automation software
what is marketing automation?
how to tell if I need marketing automation software
lead nurturing
email marketing automation
top automation tools
Mục tiêu của bước này chính là cho phép bạn lên những ý tưởng thô cho bộ từ khóa, bạn hãy cố gắng tạo ra nhiều nhiều từ khóa càng tốt, miễn sao bạn nghĩ chúng có tiềm năng đối với khách hàng của mình. Ở các bước sau chúng ta sẽ đi sâu hơn vào việc làm sao để “cô đọng” chúng thành những bộ từ khóa hoàn chỉnh.
Bước 3: Tìm kiếm những từ khóa liên quan.
Bước này đòi hỏi bạn phải thật sáng tạo để nghĩ ra thật nhiều ý tưởng từ khóa. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy “bí”, bạn có thể dạo một vòng quanh Google để xem đâu là những từ khóa gắn thêm với chủ đề mà bạn tìm kiếm. Nếu bạn để ý kỹ hơn, bạn có thể kéo xuống phần gợi ý của Google để tìm thêm cho mình những ý tưởng từ khóa mới.
Tới đây, có lẽ bạn sẽ thắc mắc về sự khác biệt giữa từ khóa ngắn (Headed terms) và từ khóa dài (Long-tail). Tuy nhiên, chúng cũng không có gì quá khó hiểu cả, cụm từ ngắn (Headed terms) là những cụm từ dài 1-3 chữ ngắn gọn và rõ ràng về nhu cầu. Còn cụm từ khóa dài (Long-tail keyword) thì ngược lại, chúng có độ dài hơn 3 chữ trở lên.
Và việc kết hợp những cụm từ khóa ngắn, dài khác nhau sẽ hỗ trợ bạn trong chiến lược SEO của mình, công việc của bạn phải cân bằng được chúng. Bởi lẽ, những cụm từ kháo ngắn thường được truy vấn nhiều hơn, vì thế mức độ cạnh tranh thứ hạn của loại từ khóa này sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với cụm từ khóa dài. Tại sao lại như thế? Bạn hãy tự mình so sánh 2 từ khóa dưới đây:
Viết blog
Làm sao để viết blog hay
Nếu câu trả lời của bạn là số 2, thì bạn hoàn toàn đúng. Nhưng hãy khoan bi quan với những cụm từ ngắn, theo lẽ thường thì bạn sẽ nhận nhiều traffic nhiều hơn với “blogging”. Tuy nhiên, lượng traffic đến từ “Làm sao để viết blog hay” lại giá trị hơn.
Vì sao ư?
Khi mà ai đó tìm thấy bạn với nhu cầu tìm kiếm cụ thể, nhu cầu của họ được thể hiện một cách chính xác ngay trong chính yêu cầu truy vấn của họ, nên khả năng họ có nhu cầu với sản phẩm của bạn cũng sẽ cao hơn rất nhiều so với những người truy vấn những từ khóa chung chung. Đó chính là sự lợi hại của cụm từ khóa dài.
Thế nên, bạn không cần phải quá “chăm chút” cho một loại từ khóa, mà hãy cố gắng dung hòa mật độ của chúng trong nội dung của mình. Đó sẽ là cách tốt nhất để bạn có thể tạo ra được bộ từ khóa SEO chiến lược dành cho website của mình.
Bước 5: Hãy dò xét xem đối thủ của bạn đang được xếp hạng như thế nào.
Khi nghiên cứu từ khóa của đối thủ, bạn sẽ thấy đối thủ có những từ khóa chiến lược mà bạn không có. Bạn không phải lo về điều này, bởi lẽ những từ khóa đó chưa chắc đã cần thiết với website và chiến lược SEO của bạn.
Nếu đối thủ đang đánh chiếm từ khóa trong danh sách của bạn, thì đó chính là điểm bạn cần phải cải thiện nếu như muốn vượt qua đối thủ. Tuy nhiên, cũng đừng bỏ qua những từ khóa mà đối thủ bạn không SEO, đó có thể là cơ hội tuyệt vời để website của bạn sỡ hữu những từ khóa quan trọng thu hút nhiều traffic về website.
Hiểu được việc cân bằng giữa các loại từ khóa với nhau là rất khó, nếu bạn thực hiện chúng một cách bài bản thì khả năng chiến lược SEO của bạn phát huy hiệu quả sẽ càng cao. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của bạn là tạo ra cho mình một bộ từ khóa thật “chất” để phục vụ cho chiến lược marketing của mình.
Làm sao để bạn có thể tìm ra được những từ khóa mà đối thủ bạn đang chiếm lĩnh? Ngoài việc, nghiên cứu “chay” bằng cách tìm hiểu qua Google xem được thứ hạn của “kẻ địch”, bạn có thể sử dụng công cụ SEMrush lấy một số report miễn phí về từ khóa dành cho website doanh nghiệp. Đây là cách nhanh nhất để bạn có thể đánh dấu được lãnh thổ của đối thủ trên bảng xếp hạng.
Bước 6: Sử dụng Google Keyword Planner để cô đọng bộ từ khóa của mình.
Sau 5 bước “cực khổ” để lên cho mình một bộ từ khóa, bây giờ nhiệm vụ của bạn là “tinh gọn” bộ từ khóa để nó trở thành tài sản quý giá của website bạn. Để thực hiện điều này, bạn cần phải sử dụng đến những công cụ định tính hóa tất cả những giả thiết của mình.
Công cụ đầu tiên mà bạn nên sử dụng là Keyword Planner, với công cụ này bạn có thể tìm được: lượng tìm kiếm, ước lượng traffic của từ khóa. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi xu hướng của từ khóa qua công cụ Google Trends. Nếu như từ khóa của bạn tìm có lưu lượng truy vấn thấp, điều này đồng nghĩa bạn sẽ không thể nào bỏ chúng vô chiến lược SEO. Tuy nhiên, nếu như Google Trends dự đoán về xu hướng tìm kiếm của nó sẽ tăng, thì bạn có thể cân nhắc đầu tư vào nó cho tương lai.
Kết Luận
Hy vọng, qua bài viết này bạn cũng đã phần nào hiểu rõ hơn về việc bắt tay vào tạo cho mình một bộ từ khóa phù hợp với chiến lược SEO của website doanh nghiệp của mình. Nếu như bạn muốn nắm rõ tường tận quy trình bài bản tổng thể về SEO.
Nguồn: bài viết tổng hợp từ DMS Academy - Đào tạo chuyên sâu Digital Marketing